Sàn máy xây dựng - CoMacPro | comacpro.com

Tin tức chung

Cần hơn 19.000 tỷ xây thêm hai cây cầu nối Đồng Nai, TP.HCM

17:45 - 26/04/2025

Theo tính toán sơ bộ từ đề xuất của tỉnh Đồng Nai, tổng vốn đầu tư xây dựng cầu Phú Mỹ 2 và cầu Đồng Nai 2 nối TP.HCM lên đến hơn 19.000 tỷ đồng. Trong đó, một phần
vốn do Đồng Nai thu xếp, phần còn lại do TP.HCM triển khai.
Ngày 24/4, theo tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, địa phương mới có văn bản gửi UBND TP.HCM đề xuất triển khai các cầu kết nối giao thông giữa hai địa phương, gồm cầu Đồng Nai 2 và cầu Phú Mỹ 2.

Đồng Nai và TP.HCM bị ngăn cách bởi sông Đồng Nai, Soài Rạp, Lòng Tàu nên giao thông giao thương còn nhiều hạn chế. (Trong ảnh là cầu Đồng Nai).
Đồng Nai và TP.HCM bị ngăn cách bởi sông Đồng Nai, Soài Rạp, Lòng Tàu nên giao thông giao thương còn nhiều hạn chế. (Trong ảnh là cầu Đồng Nai).

Đồng Nai cũng đưa ra phương án triển khai cụ thể đối với các cây cầu kết nối.

Trong đó, cầu Đồng Nai 2 theo quy hoạch sẽ có điểm đầu giao với đường Vành đai 3 TP.HCM tại nút giao Gò Công thuộc phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức, TP.HCM. Điểm cuối giao với QL51 đoạn thuộc xã Tam An, huyện Long Thành. Dự án có quy mô 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

UBND tỉnh đưa phương án phân chia dự án thành 3 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 (đầu tư phần đường kết nối từ nút giao Gò Công đến sông Đồng Nai) dài khoảng 5,4km với kinh phí thực hiện khoảng 1.500 tỷ đồng, do UBND TP.HCM thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách thành phố hoặc đầu tư theo hình thức BT khai thác quỹ đất.

Tương tự, dự án thành phần 2 (xây dựng cầu Đồng Nai 2) kinh phí khoảng 3.500 tỷ đồng, do UBND tỉnh Đồng Nai triển khai theo hình thức PPP có sự tham gia của nguồn vốn ngân sách tỉnh. Dự án thành phần 3 (đầu tư phần đường kết nối từ sông Đồng Nai đến quốc lộ 51) với kinh phí khoảng 1.400 tỷ đồng sẽ do UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh hoặc đầu tư theo hình thức BT khai thác quỹ đất.

Còn dự án cầu Phú Mỹ 2 sẽ có điểm đầu giao với đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiểng, quận 7, TP.HCM và điểm cuối giao với đường tỉnh 25C thuộc xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch. Quy mô có 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Về dự án này, tỉnh Đồng Nai đề xuất phân chia thành 3 dự án thành phần.

Dự án thành phần 1 (đầu tư phần đường kết nối từ giao với đường Nguyễn Hữu Thọ đến sông Nhà Bè), kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng, sẽ do UBND TP.HCM triển khai bằng nguồn vốn ngân sách thành phố hoặc đầu tư theo hình thức BT khai thác quỹ đất. Dự án thành phần 2 (xây dựng cầu Phú Mỹ 2), kinh phí khoảng 9.500 tỷ đồng, do UBND TP.HCM thực hiện theo hình thức PPP có sự tham gia của nguồn vốn ngân sách thành phố.

Dự án thành phần 3 (đầu tư đường kết nối từ sông Nhà Bè đến đường tỉnh 25C), kinh phí khoảng 2.500 tỷ đồng do UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh hoặc đầu tư theo hình thức BT khai thác quỹ đất.

Nguồn: Báo Giao thông

Bài viết liên quan

Khám phá các dòng khoan hãng Furukawa – Sự lựa chọn hàng đầu ngành công nghiệp khoan đá

Khám phá các dòng khoan hãng Furukawa – Sự lựa chọn hàng đầu ngành công nghiệp khoan đá

Hợp nhất Ban giao thông và xây dựng Đồng Nai từ 15/5

Hợp nhất Ban giao thông và xây dựng Đồng Nai từ 15/5

Cần hơn 19.000 tỷ xây thêm hai cây cầu nối Đồng Nai, TP.HCM

Cần hơn 19.000 tỷ xây thêm hai cây cầu nối Đồng Nai, TP.HCM

Máy xúc lật KAWASAKI 80ZA: Giải pháp tối ưu cho công trình nặng

Máy xúc lật KAWASAKI 80ZA: Giải pháp tối ưu cho công trình nặng

Những lưu ý cần biết khi vận hành xe cẩu

Những lưu ý cần biết khi vận hành xe cẩu

Ngắm cung đường xanh mướt sắp có tuyến metro nối TP.HCM với biển Cần Giờ

Ngắm cung đường xanh mướt sắp có tuyến metro nối TP.HCM với biển Cần Giờ

Tái khởi động nút giao trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi trong tháng 5

Tái khởi động nút giao trên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi trong tháng 5

Nên mua máy xúc mới hay cũ? So sánh chi tiết & lựa chọn phù hợp

Nên mua máy xúc mới hay cũ? So sánh chi tiết & lựa chọn phù hợp

Chạy nước rút hoàn thành đường cứu hộ cứu nạn ở Huế sau 13 năm thi công

Chạy nước rút hoàn thành đường cứu hộ cứu nạn ở Huế sau 13 năm thi công

Trạm dừng nghỉ có mặt bằng vẫn “án binh bất động”?

Trạm dừng nghỉ có mặt bằng vẫn “án binh bất động”?